Phong thủy cho bàn thờ gia tiên trong văn hoá tâm linh người Việt

Rate this post

Phong thuỷ cho bàn thờ gia tiên là điều vô cùng quan trọng và thiêng liêng đối với mỗi gia đình người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn còn khá băn khoăn trong việc sắp xếp và bố trí bàn thờ làm sao để phù hợp với phong thuỷ trong ngôi nhà. Vậy để giúp gia chủ biết thêm về những nguyên tắc đặt và bố trí bàn thờ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Vị trí bàn thờ gia tiên và cách xếp đặt

Vị trí đặt bàn thờ

Đối với mội gia đình của người Việt, trong khuôn viên nhà thường có gian phòng chính để nhằm thực hiện vào những công việc quan trọng như thờ phụng, tiếp khách. Trong đó, phía trong của gian giữa thường được lựa chọn để bàn thờ gia tiên còn phía ngoài là nơi tiếp khách. 

Theo phong thuỷ, bàn thờ gia tiên thường sẽ được đặt theo hướng nam. Đây là hướng thể hiện sự tôn vinh, thờ kính của con cháu đến tổ tiên theo quan niệm “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” tức Thánh nhân ngôi ngoảnh mặt hướng nam mà nghe thiên hạ tầu bày.

Phong Thuy Cho Ban Tho Gia Tien (1)
Hình ảnh bàn thờ gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt từ bao đời nay

Xem thêm: Xem thêm: Bộ đồ thờ đầy đủ

Cách xếp đặt bàn thờ và đồ thờ

Tùy theo điều kiện kinh tế và quy mô của từng ngôi nhà mà gia chủ có thể lựa chọn bàn thờ có kích thước cũng như hình thức khác nhau. Trên bàn thờ cần có khám, ngai hay ít ra cũng đặt bài vị đã được chạm trổ cầu kỳ, nghệ thuật, sơn thếp cẩn thận để thể hiện sự thành kính.

Đồng thời, trước bài vị phải có một bát hương bằng gốm sứ to bởi chúng mang ý nghĩa gợi ra bầu trời sao, có thể giúp dâng lời cầu nguyện của con cháu đến tổ tiên của mình. Phía bên ngoài bát hương không thể thiếu một bát nước trắng cũng như đỉa trầu cau. 

Đồng thời, gia chủ có thể trang trí thêm cho bàn thờ bằng bộ đỉnh hạc cùng với một cặp lộc bình để tăng thêm phần sang trọng cho không gian thờ cúng cũng như kích thích phong thuỷ. Lộc bình có thể sử dụng để cắm hoa vào ngày Tết và giỗ chạp. 

Đối với ngày thường, gia chủ có thể lựa chọn hoa huệ bởi hoa huệ là biểu tượng của sự thanh cao, còn trong ngày Tết cắm hoa đào để góp phần mang sắc xuân đến với không gian thờ tự cũng như góp phần xua đuổi ma quỷ đến quấy rối nơi ngự trị của tổ tiên. Đồng thời, gia chủ cũng không quên sử dụng cây đèn hoặc cây nến để tạo được không khí ấm cúng và trang nghiêm cho bàn thờ gia tiên.

Xem thêm: Bộ đồ thờ men rạn hoàng lưu ly đắp nổi

Những lưu ý khi thiết kế bàn thờ gia tiên cho dòng họ

Trong các gia đình, các nhà con trưởng thường sẽ để chân dung gia tiên xa, còn các nhà con thứ chỉ cần để chân dụng của bố mẹ. Tuy nhiên, việc để chân dung của bố mẹ cũng không quá cần thiết trên bàn thờ, thường nơi đây sẽ để bài vị. Còn chân dung là cần thiết và quan trọng hơn đối với bàn thờ tang. 

Phong Thuy Cho Ban Tho Gia Tien (2)
Phong thuỷ cho bàn thờ gia tiên mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Ở Việt Nam, cũng có phân biệt về bàn thờ cho họ, bàn thờ chi và bàn thờ ở mỗi gia đình. Bàn thờ họ là do tất cả con cháu chung tay lập nên gọi là từ đường. Bàn thờ chi được hiểu là việc họ lớn chia thành nhiều chi và mỗi chi lại đông con cháu. Do đó, ngoài việc tham gia vào ngày giỗ tổ của dòng họ thì các chi cũng tổ chức ngày giỗ tổ riêng.

Xem thêm: Bộ đồ thờ vẽ vàng 24k men lam

Còn đối với bàn thờ gia đình thì vẫn còn được gọi là bàn thờ gia tiên, thường được đặt ở chính giữa ngôi nhà và như đã chia sẻ ở trên thì người con thứ sẽ không cần phải có bàn thờ gia tiên tuy nhiên vì sự thành kính đến tổ tiên mà họ vẫn lập nên bàn thờ để thờ cúng.

Phong Thuy Cho Ban Tho Gia Tien (3)
Lưu ý khi thiết kế bàn thờ gia tiên cho dòng họ

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về phong thuỷ cho bàn thờ gia tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về bàn thờ gia tiên và cách sắp xếp bàn thờ gia tiên hợp với phong thuỷ.