Tục cúng rằm tháng Giêng – nét đẹp tâm linh mỗi gia đình Việt

5/5 - (1 bình chọn)
Tục cúng rằm tháng Giêng được rất nhiều người quan tâm vào mỗi dịp tết Nguyên Đán. “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, từ lâu đây đã trở thành một phong tục truyền thống vô cùng quan trọng. Cùng điểm qua một vài thông tin chi tiết về tục cúng rằm tháng Giêng qua bài viết sau đây.

Thực hiện tục cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn

Tục cúng rằm tháng Giêng luôn chiếm một vị trí hết sức linh thiêng trong tâm trí người dân Việt Nam. Cứ vào ngày 15 âm lịch của đầu năm, người người sẽ cùng nô nức chuẩn bị cúng bái. Việc chuẩn bị cho tục cúng rằm tháng Giêng cũng không hề đơn giản bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm, thể hiện lòng thành tâm của gia chủ đến Thần, Phật cùng chư vị gia tiên.
Tìm hiểu thêm: Bài cúng giao thừa

Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Tuc Cung Ram Thang Gieng(1)
Một mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng đủ đầy
Mâm cỗ cho tục cúng rằm tháng Giêng thường sẽ được chia làm hai loại là cỗ chay và cỗ mặn.
Mâm cỗ chay dâng Phật sẽ thường có các món sau:
  • Hoa quả
  • Bánh kẹo
  • Xôi
  • Bánh trôi ngũ sắc
  • Rau củ quả xào
Bánh trôi ngũ sắc rất thường xuất hiện trong mâm cỗ chay bởi không chỉ đẹp, món ăn còn mang ý nghĩa cầu may mắn, thuận lợi, bình an, hạnh phúc.
Tuc Cung Ram Thang Gieng(2)
Bánh trôi ngũ sắc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Xem thêm: Cây cảnh theo phong tục ngày tết

Mâm cỗ mặn sẽ được gia chủ chuẩn bị đa dạng và phong phú hơn:
  • Canh măng lưỡi lợn ninh xương
  • Gà luộc
  • Canh bóng thập cẩm
  • Miến nấu măng
  • Các loại giò chả như chả lụa, giò thủ, chả quế,…
  • Nem rán
  • Bánh chưng
  • Dưa hành muối
Các món ăn trong mâm cỗ mặn của tục cúng rằm tháng Giêng có thể được thay đổi linh hoạt theo sở thích cùng điều kiện kinh tế gia đình nhưng không nên quá sơ sài, đơn giản. 
Việc chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng mâm cỗ cúng rằm là thể hiện sự tôn kính, biết ơn đến các bậc bề trên. Gia chủ đặt tâm của mình vào và sống đúng trách nhiệm cùng bổn phận thì những ước nguyện, mong muốn như may mắn, bình an,… cũng sẽ tự mình tìm đến.

Nghi lễ cúng rằm tháng Giêng

Tuc Cung Ram Thang Gieng(3)
Cúng rằm tháng Giêng đúng cách
Trước khi dâng cỗ và thực hiện tục cúng rằm tháng Giêng, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo kín đáo, nghiêm túc, đặc biệt không mặc quần cộc. Sau đó, gia chủ dâng hương và cắm vào mỗi lư hương từ 1-3 nén. Cuối cùng thành tâm cúng vái và đọc bài văn khấn rằm tháng Giêng. 

Tục cúng rằm tháng Giêng cần lưu ý gì?

Để tục cúng rằm tháng Giêng suôn sẻ, trọn vẹn, bạn không nên bỏ lỡ một số lưu ý quan trọng sau:
  • Có thể cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hoặc 15 nhưng đừng quá sớm hay quá muộn bởi sẽ mất thiêng. 
  • Kiêng cãi vã, to tiếng với nhau: vào rằm tháng Giêng, xích mích sẽ dễ thu hút những năng lượng tiêu cực, vận khí xấu vào nhà. Nếu gia đình đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc thì việc cúng rằm tháng Giêng mới suôn sẻ, thuận lợi.
  • Tránh câu cá: người xưa tin rằng việc câu cá vào ngày rằm là vận xui, đen đủi.
  • Tránh để thùng gạo thấy đáy: Việc thùng gạo thấy đáy sẽ bị cho rằng cả năm nghèo nàn, khổ sở, khó khăn.
  • Tuyệt đối không dâng hoa quả giả, các món ăn giả bởi đây như thể hiện sự hời hợt, thiếu lòng thành của gia chủ đến Thần, Phật và ông bà tổ tiên.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tục cúng rằm tháng Giêng. Đây là một dịp đặc biệt để gia đình sum vầy, cùng nhau chuẩn bị những mâm cỗ dâng lên Thần, Phật. Mong rằng qua bài viết, bạn đã sẵn sàng để xắn tay áo và bắt tay ngay vào chuẩn bị cho tục cúng rằm tháng Giêng mang nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình mình.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo0962123669 /0988400100  
Cở sở 1:Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: số 738 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội