Khám phá bảo tàng gốm Bát Tràng độc nhất tại Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Gốm Bát Tràng là một trong những thương hiệu gốm nổi tiếng nhất Việt Nam, đây cũng là thương hiệu có truyền thống lâu đời với chất lượng tốt mang đậm nét cổ kính. Làng gốm Bát Tràng đã phát triển lâu đời tuy nhiên do sự du nhập của các vật dụng, vật liệu mới nên gốm Bát Tràng đã dần dần mai một. Để giúp mọi người hiểu hơn về gốm Bát Tràng đồng thời tạo cơ hội để làng gốm tiếp tục duy trì thì bảo tàng gốm Bát Tràng đã được xây dựng. Cùng khám phá làng gốm nổi tiếng và độc nhất tại Việt Nam trong nội dung dưới đây nhé.

Bảo tàng gốm Bát Tràng
Bảo tàng gốm Bát Tràng
  • Bảo tàng gốm Bát Tràng ở đâu?

Bảo tàng gốm Bát Tràng tọa lạc trên một khu đất rộng 3.700 m2 nằm tại số 28, thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Bảo tàng chỉ cách làng gốm Bát Tràng vài mét và cách trung tâm thủ đô khoảng 20km, do đó nơi đây là địa điểm thăm quan, du lịch được người dân thủ đô rất yêu thích.

Từ bảo tàng gốm Bát Tràng có thể nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải êm đềm, yên ả. Bảo tàng nằm trong dự án “Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt” và được đầu tư xây dựng với nguồn ngân sách lớn. Nơi đây không chỉ trưng bày các sản phẩm gốm Bát Tràng mà còn là trung tâm văn hóa gốm sứ, trung tâm sinh hoạt cộng đồng và gắn kết người dân Bát Tràng với khách du lịch từ khắp mọi nơi muốn tìm hiểu về thương hiệu gốm lâu đời nhất Việt Nam.

  • Tại sao xây dựng bảo tàng gốm Bát Tràng?

Bảo tàng gốm Bát Tràng là công trình văn hóa ấn tượng, độc đáo và để lại nhiều giá trị cho người dân Việt Nam.

  • Tìm hiểu gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung của các loại đồ gốm Việt Nam được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Bát Tràng ngày xưa được viết theo chữ Hán là 鉢場 . Theo nghĩa Hán Việt thì chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư, chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là “cái sân lớn”, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn.

Theo các cụ kể lại, chữ Bát được cấu thành bởi 02 bộ: “Kim-金” – bên trái ví với sự giàu có, bộ “本-bản” – bên phải có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Các cụ sử dụng chữ Bát như vậy nhằm khuyên răn con cháu “có nghề nghiệp thì cũng không được quên gốc rễ, luôn luôn phải ghi nhớ những công lao của ông bà, tổ tiên”

  • Lịch sử phát triển của làng gốm Bát Tràng

Theo lịch sử ghi lại thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng được xác định vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi lại “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”; “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này đều cung ứng đồ cống cho Trung Quốc; là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm”. 

Theo những câu chuyện dân gian kể lại thì lịch sử hình thành làng gốm Bát Tràng đã có từ lâu đời trước khi được ghi lại trong sử sách. Tương truyền 03 vị thái học sinh trên đường đi sứ Bắc Tống đã học được kỹ năng làm gốm và truyền lại cho người dân trong nước. Kể từ đó công việc làm gốm đã hình thành và sau này ông cha ta đã tìm tòi, khám phá để đưa ra các sản phẩm gốm chất lượng, bền, đẹp và tinh xảo.

Mặt khác, trong gia phả của nhiều dòng họ tại xã Bát Tràng, sự xuất hiện của sản phẩm gốm sứ với những họa tiết, hoa văn màu men khác nhau được hình thành trong thời gian dài và lâu đời. Các nhà khảo cổ cũng đã xác nhận dấu tích của lớp đất nung, mảnh gốm tại nhiều vùng khác như Thanh Hóa, Ninh Bình,…

Đến thế kỷ 15 và 16, dưới sự cai trị mở cửa của nhà Mạc giao thương hàng hóa đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Từ đây sản phẩm gốm Bát Tràng có cơ hội được lưu thông rộng rãi trong nước. Gốm sử được sử dụng nhiều trong giới quý tộc, hoàng thất trải dài khắp vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Bước sang thế kỷ 16 và 17, khi các nước Tây Âu tràn sang khu vực châu Á đã khiến hoạt động kinh tế phát triển mạnh mẽ, giao thương trở lên sôi động hơn. Điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu gốm Bát Tràng mở rộng và du nhập vào cuộc sống của đại đa số dân số.

Gốm Bát Tràng có lịch sử phát triển lâu đời
Gốm Bát Tràng có lịch sử phát triển lâu đời
  • Lý do xây dựng Bảo tàng gốm Bát Tràng

Khi xã hội ngày càng phát triển, ngành công nghiệp nguyên vật liệu mở rộng đã khiến các làng nghề truyền thống bị mai một. Bát Tràng cũng không ngoại lệ mặc dù đây là làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng. 

Khi sản phẩm gốm sứ bị nhiều vật liệu khác thay thế với mẫu mã đa dạng, thiết kế mới lạ thì khả năng mua bán, trao đổi, xuất khẩu gốm bị giảm đi khiến cho nguồn thu nhập của người dân làng gốm Bát Tràng giảm nhiều. Điều này khiến nhiều gia đình chuyển sang phát triển sản phẩm, ngành nghề khác, từ đó khiến hoạt động làm gốm dễ bị mai một, thất truyền.

Thấy được sự thật đáng buồn đó, chị Hà Thị Vinh – giám đốc công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh – con cháu đời thứ 15 của dòng họ làm gốm lâu nhất ở Bát Tràng đã quyết định xây dựng nên Bảo tàng Bát Tràng thuộc dự án “Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt” với nguồn kinh phí khổng lồ. Dự án này được xây dựng với mục đích tôn vinh nghề nghiệp quê hương và bảo tồn, giữ gìn những nét tinh hoa văn hóa của làng nghề làm gốm.

Bảo tàng gốm Bát Tràng được xây dựng trên diện tích đất rộng 3.700 m2 do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế. Nơi đây không chỉ là nơi trưng bày các sản phẩm gốm sứ qua nhiều thời kỳ, giai đoạn mà còn là trung tâm văn hóa, thương mại và gắn kết người dân Bát Tràng với những du khách bên ngoài.

  • Kiến trúc độc đáo của Bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng có kiến trúc vô cùng mới lạ, độc đáo, có 1-0-2 tại Việt Nam. Khi vừa bước tới bảo tàng bạn có thể trầm trồ với các vòng xoắn ốc khổng lồ được xếp gần nhau tạo nên một khối vững chắc. Kiến trúc tổng thể của bảo tàng gồm 7 vòng xoắn ốc lấy ý tưởng từ những bàn xoay vuốt gốm. Với mặt cong đa diện uốn lượn mềm mại, tự do và quấn lấy nhau đã tạo nên một công trình ấn tượng, độc lạ và thu hút. 

Khi đến gần bảo tàng, những đường xoắn ốc cho người xem cảm giác như đang lạc đến hẻm núi Siq, nơi sở hữu lối vào thành cổ Petra nổi tiếng ở Jordan. Nếu nhìn từ bờ sông Bắc Hưng Hải qua thì bảo tàng sẽ đem đến cảm giác như dòng chảy dữ dội của sông Hồng khi mùa phù sa về, kiểu kiến trúc này khiến người xem trầm trồ và vô cùng ngỡ ngàng. Ở một góc khác, bạn có thể thấy mỗi tòa xoắn ốc như một bầu nung gốm khổng lồ, gợi nhớ đến quy trình làm gốm truyền thống ngày xưa.

Cấu trúc của bảo tàng là theo nguyên khối gốm, nghĩa là lớn dần lên phía trên và nhỏ ở phần đáy. Nhìn sơ qua bạn có thể cho rằng kiểu kiến trúc này sẽ không đủ vững chắc nhưng nhờ sự tính toán tỉ mỉ và nguyên liệu cao cấp, đặc biệt nên công trình được xây dựng đảm bảo sự vững chắc và chắc chắn. Các đường xoắn ốc xung quanh không chỉ tạo nên sự thu hút về mặt hình ảnh mà còn có công năng làm giá bục bày gốm và làm cầu thang đi lên các tầng trên. 

Kiến trúc độc đáo của bảo tàng gốm Bát Tràng
Kiến trúc độc đáo của bảo tàng gốm Bát Tràng

Để đảm bảo sự chắc chắn của các vòng xoắn ốc thì người thợ xây dựng đã sử dụng bê tông cốt thép sợi tuyến tính mỏng có trọng tải nhẹ nhưng khả năng chịu lực tốt. Tổng thể bảo tàng lựa chọn có màu nâu đất nung là màu chủ yếu, đây cũng là màu sắc đặc trưng của những viên gạch nung, mái ngói truyền thống. Màu sắc này đem đến cảm giác cổ kính, thân thuộc nhưng không thiếu đi sự hiện đại và thay đổi. 

Xem thêm: Xem tử vi trọn đời tuổi Bính Tý – Nam mạng 2022

Bảo tàng có kết cấu gồm 4 tầng với không gian sắp xếp riêng biệt gồm:

  • Tầng 1 được gọi là Quảng trường Gốm, là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật gốm nổi tiếng, tâm đắc nhất của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng. Không gian tầng 1 rất rộng và kết nối với sông Bắc Hưng Hải nên thường được sử dụng để tổ chức các chương trình, sự kiện hay các festival văn hóa cổ truyền,…
  • Tầng 2 và 3 là khu trưng bày các tác phẩm nghệ thuật gốm Bát Tràng từ nhiều thời kỳ khác nhau. Bạn có thể chiêm ngưỡng được các dòng men gốm từ cổ đại đến hiện đại, sự thay đổi màu sắc cũng như hình dáng hoa văn, họa tiết,…. Từ đó bạn sẽ thấy được sự thay đổi của gốm Bát Tràng theo năm tháng.
  • Tầng 4 là khu vực sân thượng ngắm cảnh, nghỉ ngơi với không gian cây xanh tươi mát. Bạn có thể dễ dàng ngắm toàn bộ khung cảnh kiến trúc độc đáo này và khung cảnh xung quanh khi ngồi thưởng thức tại đây.

Bên cạnh các không gian chính thì bảo tàng còn phát triển thêm các không gian phụ như không gian trình diễn nghệ thuật, khu thương mại, nhà hàng ẩm thực, nơi nghỉ của chuyên gia hay nghệ nhân làm gốm,… Sự chu đáo trong thiết kế, kiến trúc độc đáo, giàu văn hóa đã khiến bảo tàng gốm Bát Tràng trở thành địa điểm tham quan lý tưởng của mọi du khách.

  • Các hoạt động diễn ra tại Bảo tàng

Đến với bảo tàng gốm Bát Tràng, bạn sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động:

  • Tham quan lịch sử gốm Bát Tràng

Bảo tàng là nơi trưng bày rất nhiều mẫu mã gốm Bát Tràng khác nhau qua các thời kỳ với nhiều hình dáng, mẫu mã, kiểu cách, hoa văn khác nhau để khách có thể tham quan và thưởng thức. Ngoài các sản phẩm gốm sứ thông thường, bảo tàng còn trưng bày những tác phẩm độc đáo, ấn tượng, nổi bật và tâm huyết nhất của các nghệ nhân nổi tiếng mà bạn khó có thể nhìn thấy ở nơi khác.

Bên cạnh các sản phẩm gốm, bạn cũng sẽ được thưởng thức công trình kiến trúc độc đáo có 1-0-2 tại Việt Nam với 07 tòa hình xoắn ốc khổng lồ được xây dựng theo bố cục khoa học với chất liệu vừa cổ kính, vừa hiện đại. Bạn sẽ có nhiều không gian để “sống ảo” hoặc “check in” đẹp và thu hút mắt nhìn.

Bảo tàng có nhiều khu vực “check in” ấn tượng và thu hút
Bảo tàng có nhiều khu vực “check in” ấn tượng và thu hút
  • Tham gia các hoạt động mua bán hoặc đấu giá các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng

Ngoài việc thăm quan bạn còn có thể tự tay cảm nhận từng đường cong, từng họa tiết trên các sản phẩm gốm sứ trưng bày. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu được một sản phẩm như ý với chất lượng tốt mang đậm cái hồn, tâm huyết của nghệ nhân bằng cách mua trực tiếp hoặc đấu giá. 

  • Tự tay làm các sản phẩm gốm sứ

Bảo tàng còn cung cấp cho khách tham quan hoạt động trải nghiệm làm gốm từ đầu với những công đoạn nhào đất, nặn sản phẩm cho đến trang trí. Tuy nhiên hoạt động này thường không diễn ra liên tục mỗi ngày mà sẽ có lịch trình riêng. Do đó, để đảm bảo có cơ hội trải nghiệm quy trình chế tác sản phẩm gốm thì bạn hãy liên hệ và đăng ký trước.

Xem thêm: Cách xem lá số tử vi trọn đời & hướng dẫn bình giải

  • Thưởng thức café sân thượng và ngắm nhìn Hà Nội

Tầng trên cùng của bảo tàng là một quán cafe ngoài trời với quy mô khá lớn, yên tĩnh và có tầm nhìn đẹp. Khu vực xung quanh còn được trang trí bằng nhiều cây ảnh để mang đến không gian tự nhiên, gần gũi và thoải mái cho du khách nghỉ chân. Từ sân thượng bạn có thể ngắm nhìn được vẻ đẹp của sông Bắc Hưng Hải và ngắm nhìn phong cảnh Hà Nội tại các khu vực gần bảo tàng. 

Bảo tàng gốm Bát Tràng là một trong những công trình văn hóa độc đáo, ấn tượng và ý nghĩa. Nếu có cơ hội bạn hãy đến thăm quan và trải nghiệm. Hi vọng những thông tin liên quan đến bảo tàng gốm Bát Tràng mà Gốm Thiên Long cung cấp trong bài sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về bảo tàng. Ngoài ra, nếu bạn muốn sở hữu những sản phẩm gốm Bát Tràng chất lượng, chính hãng thì hãy truy cập website để tham khảo và lựa chọn: http://locbinhbattrang.com.vn/.